Phố ông Đồ Cung Văn Hóa Lao Động Quận 1
Hình ảnh Ông đồ ngồi viết các câu đối là điều không thể thiếu trong năm mới cũng như Tết ở Việt Nam,đặc biệt là Sài Gòn. Có rất nhiều người đến nay, vẫn còn giữ thói quen đi xin chữ để lấy may cho cả năm.Hai phố ông đồ nổi tiếng nhất đó là Cung văn hóa lao động quận 1, và Nhà văn hóa thanh niên nằm ngay tại quận 1,trung tâm Sài Gòn.Đây là những địa điểm thu hút rất nhiều người đến tham quan và chụp hình Tết đông đúc nhất ở Sài Gòn.
Đường hoa Nguyễn Huệ
Nguyễn Huệ là con đường hoa lớn và nổi tiếng nhất ở Sài Gòn hơn chục năm nay, khi nhắc đến nơi nào để chụp hình và đi chơi Tết ở Sài Gòn thì con đường hoa ở Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, do năm nay,Sài Gòn thực hiện dự án tàu điện ngầm đô thị, nên con đường hoa ở Nguyễn Huệ sẽ được chuyển đến đường Hàm Nghi để vẫn đảm bảo phục vụ nhu cầu vui chơi, và chụp ảnh Tết của người dân tại Sài Gòn.
Trên con đường này sẽ đầu tư, dàn dừng nhiều tiểu cảnh Tết âm lịch truyền thống ở Việt Nam bởi những bông hoa, cây cảnh cực kỳ đẹp. Ở đây bạn dễ dàng có thể chọn được rất nhiều góc chụp lý tưởng để săn cho mình những bức ảnh tết.
Các siêu thị, trung tâm thương mại
Siêu thị aeon mall tân phú
Siêu thị Emart gò vấp
Siêu thị Crescent mall quận 7
Vivo City quận 7
Và không thể bỏ qua một số quán cafe, trà sữa trang trí tết cực đẹp dip tết 2016 như: trà phúc long, giày Hoàng Phúc, The Coffee House, coutry house coffee, ..
Hình ảnh Ông đồ ngồi viết các câu đối là điều không thể thiếu trong năm mới cũng như Tết ở Việt Nam,đặc biệt là Sài Gòn. Có rất nhiều người đến nay, vẫn còn giữ thói quen đi xin chữ để lấy may cho cả năm.Hai phố ông đồ nổi tiếng nhất đó là Cung văn hóa lao động quận 1, và Nhà văn hóa thanh niên nằm ngay tại quận 1,trung tâm Sài Gòn.Đây là những địa điểm thu hút rất nhiều người đến tham quan và chụp hình Tết đông đúc nhất ở Sài Gòn.
Đường hoa Nguyễn Huệ
Nguyễn Huệ là con đường hoa lớn và nổi tiếng nhất ở Sài Gòn hơn chục năm nay, khi nhắc đến nơi nào để chụp hình và đi chơi Tết ở Sài Gòn thì con đường hoa ở Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, do năm nay,Sài Gòn thực hiện dự án tàu điện ngầm đô thị, nên con đường hoa ở Nguyễn Huệ sẽ được chuyển đến đường Hàm Nghi để vẫn đảm bảo phục vụ nhu cầu vui chơi, và chụp ảnh Tết của người dân tại Sài Gòn.
Trên con đường này sẽ đầu tư, dàn dừng nhiều tiểu cảnh Tết âm lịch truyền thống ở Việt Nam bởi những bông hoa, cây cảnh cực kỳ đẹp. Ở đây bạn dễ dàng có thể chọn được rất nhiều góc chụp lý tưởng để săn cho mình những bức ảnh tết.
Các siêu thị, trung tâm thương mại
Siêu thị aeon mall tân phú
Siêu thị Emart gò vấp
Siêu thị Crescent mall quận 7
Vivo City quận 7
Và không thể bỏ qua một số quán cafe, trà sữa trang trí tết cực đẹp dip tết 2016 như: trà phúc long, giày Hoàng Phúc, The Coffee House, coutry house coffee, ..
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Tết nguyên đán rất quan trọng đối với con người Việt Nam. Ngày tết đến người người nhà nhà sum họp vây quần bên nhau. Bên cạnh đó thì những phong tục truyền thống trong những ngày tết việt nam cũng rất quan trọng. Ngoài những nghi thức lễ nghĩa, 1 thú vui ngày tết đó là viết câu đối. Hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp cho các bạn những câu đối hay, ý nghĩa
Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc
Đời vui, sức khoẻ, tết an khang
Cạn ly mừng năm qua đắc lộc
Nâng cốc chúc năm mới phát tài
Xuân an khang đức tài như ý
Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên
Tấn tài tấn lộc tấn vinh hoa
Ngoài ngõ mừng xuân nghênh phúc lộc
Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp dương gian, phúc khắp nhà
Mai vàng nở rộ mừng năm mới
Đào hồng khoe sắc đón xuân sang
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Với nhiều quốc gia Châu Á, Tết là dịp để gia đình sum họp, quây quần sau một năm bận rộn. Trong những ngày này, mọi người thường chú trọng tới văn hóa ẩm thực sao cho an toàn, đủ dinh dưỡng với những món ăn hướng về cội nguồn. Nhiều quốc gia tin rằng, thức ăn còn mang đến nhiều hy vọng và mong muốn một năm mới tốt đẹp, thành công. Cùng điểm qua một số món ăn truyền thống của các quốc gia châu Á trong dịp Tết.
1. Lào
Tết của Lào thường diễn ra muộn hơn, vào khoảng giữa tháng Tư dương lịch. Theo nhiều chuyên gia văn hóa Lào thì món Lạp được xem như là “linh hồn” của người Lào trong năm mới.
Lạp được xem như là “linh hồn” của người Lào trong năm mới
Lạp có nghĩa là may mắn, phúc lộc dồi dào. Lạp có thể làm bằng thịt heo, gà, bò, chim hay cá… băm nhỏ trộn chung với các loại rau thơm, ớt cay thái nhỏ (loại gia vị truyền thống), nước cốt chanh và không thể thiếu thính nếp rang vàng. Người Lào thường dùng lạp kèm với xôi hoặc cơm nóng. Món này được làm rất cẩn thận, vì nếu không ngon, người ta tin rằng cả năm sẽ gặp điều không may.
Người Lào thường tặng nhau món Lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều tài lộc...
2. Campuchia
Campuchia cũng ăn Tết vào khoảng giữa tháng Tư dương lịch hàng năm. Tết này gọi là Bon Chol Chnam. Trong ngày đầu năm mới, mỗi gia đình Campuchia đều mang thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên. Sau đó, cả gia đình quây quần lại bên bàn ăn.
Cari của Campuchia
Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt, do vậy thường ăn kèm với món Cari. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít.
3. Hàn Quốc
Với quan niệm, các món trong ngày Tết khi tự tay chế biến sẽ mang lại nhiều tài lộc hơn là đi mua, người dân Hàn Quốc thường tự làm các món ăn từ gạo và khoai tây trong đầu năm mới. Đặc biệt ăn kèm với món Kimchi, mang lại nhiều điềm lành và tài lộc.
Người dân Hàn Quốc thường tự làm các món ăn từ gạo và khoai tây trong đầu năm mới
Món ăn truyền thống của người Hàn Quốc trong dịp Tết Nguyên đán là canh "Teok Guk" (gồm bánh Teok, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa và gia vị). Bánh Teok màu trắng có hình bầu dục tượng trưng cho sự trọn vẹn và thanh khiết của vạn vật trên thế gian.
Ngoài ra, trên mâm cỗ của họ không thể thiếu rượu Balki sool. Ai cũng uống chút rượu này để lấy may mắn. Sau bữa ăn, mọi người thường uống Poricha, được làm từ trà pha chế với bột lúa mạch.
1. Lào
Tết của Lào thường diễn ra muộn hơn, vào khoảng giữa tháng Tư dương lịch. Theo nhiều chuyên gia văn hóa Lào thì món Lạp được xem như là “linh hồn” của người Lào trong năm mới.
Lạp được xem như là “linh hồn” của người Lào trong năm mới
Lạp có nghĩa là may mắn, phúc lộc dồi dào. Lạp có thể làm bằng thịt heo, gà, bò, chim hay cá… băm nhỏ trộn chung với các loại rau thơm, ớt cay thái nhỏ (loại gia vị truyền thống), nước cốt chanh và không thể thiếu thính nếp rang vàng. Người Lào thường dùng lạp kèm với xôi hoặc cơm nóng. Món này được làm rất cẩn thận, vì nếu không ngon, người ta tin rằng cả năm sẽ gặp điều không may.
Người Lào thường tặng nhau món Lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều tài lộc...
2. Campuchia
Campuchia cũng ăn Tết vào khoảng giữa tháng Tư dương lịch hàng năm. Tết này gọi là Bon Chol Chnam. Trong ngày đầu năm mới, mỗi gia đình Campuchia đều mang thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên. Sau đó, cả gia đình quây quần lại bên bàn ăn.
Cari của Campuchia
Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt, do vậy thường ăn kèm với món Cari. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít.
3. Hàn Quốc
Với quan niệm, các món trong ngày Tết khi tự tay chế biến sẽ mang lại nhiều tài lộc hơn là đi mua, người dân Hàn Quốc thường tự làm các món ăn từ gạo và khoai tây trong đầu năm mới. Đặc biệt ăn kèm với món Kimchi, mang lại nhiều điềm lành và tài lộc.
Người dân Hàn Quốc thường tự làm các món ăn từ gạo và khoai tây trong đầu năm mới
Món ăn truyền thống của người Hàn Quốc trong dịp Tết Nguyên đán là canh "Teok Guk" (gồm bánh Teok, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa và gia vị). Bánh Teok màu trắng có hình bầu dục tượng trưng cho sự trọn vẹn và thanh khiết của vạn vật trên thế gian.
Ngoài ra, trên mâm cỗ của họ không thể thiếu rượu Balki sool. Ai cũng uống chút rượu này để lấy may mắn. Sau bữa ăn, mọi người thường uống Poricha, được làm từ trà pha chế với bột lúa mạch.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Tết Đoan Ngọ là cái Tết chung của một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn mang những ý nghĩa khác biệt.Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ tuy nhiên mỗi vùng miền lại có món ăn đặc trưng khác nhau, Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem miền Trung ăn gì vào dịp này nhé
Thịt vịt
Trong ngày lễ giết sâu bọ ở nhiều địa phương của miền Trung, người ta lại ăn thịt vịt. Họ quan niệm, bắt đầu từ mùng 5/5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa.
Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi nữa. Vì thế, trong Tết Đoan Ngọ, ở hầu hết các gia đình, họ đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Trong đó tiết canh vịt là phổ biến nhất.
Chè kê
Chè kê cũng là món ăn rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.
Chè kê ở Huế rất đặc biệt vì thường ăn kèm với bánh tráng mè. Lúc ăn không cần muỗng mà dùng bánh tráng để xúc. Bởi thế vị giòn của bánh tráng nhanh chóng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang thoảng của gừng tươi khiến món ngon càng thêm hấp dẫn. Món ăn có tác dụng bồi bổ khí huyết, cân bằng thể trạng cho những người thường xuyên dùng các đồ ăn, thức uống giải nhiệt.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Nhắc đến Úc là các bạn nghĩ đến 1 xứ sở thanh bình, chan hòa với thiên nhiên, đất đai rộng rãi và trù phú. Tôi xin cung cấp thêm 1 số thông tin cơ bản nữa về quốc gia này để các bạn có thêm lý do để chọn nước Úc làm nơi sinh sống, học tập và làm việc. Đến nước Úc bạn không nên bỏ qua những món ăn này
THỊT NƯỚNG ÚC
Có một cụm từ Úc đầy khuôn mẫu đó là, “đặt một con tôm khác lên vỉ nướng đi.” Vì vậy, khi bạn ở Úc, hãy hẹn vài người bạn, gặp nhau ở một khoảng sân, công viên hay trên bãi biển, và nướng thịt như thể chẳng còn có ngày mai: người Úc đơn giản là ném mọi thứ vào vỉ nướng – từ bánh mỳ kẹp, cho tới hải sản, và snag, một từ chỉ xúc xích của người Úc. Bổ sung cho sự tốt lành của thịt với một ít rau hoặc salad, bánh mỳ cắt lát, và phủ lên trên với sốt cà chua và sốt BBQ.
GÀ PARMIGIANA
Hoặc là “gà parma” nghe đúng kiểu địa phương, là một loại gà rán phủ giăm bông, sốt Napoli và một lớp pho mát đun chảy. Món này thường ăn kèm với chips/fries (khoai tây chiên) hay salad và nơi thưởng thức món này tuyệt nhất là ở một quán rượu.
THANH CUA
Một thực tế thú vị là: món thanh cua thường không có cua mà lại chứa mọi loại thịt cá trắng khác đã được nghiền thành bột và có hình dạng giống chân con cua. Tuy nhiên: Đó là một món ăn ngon và thậm chí còn có vị tuyệt hơn nhiều khi được chiên ngập dầu. (Món nào lại không cơ chứ?)
BARRAMUNDI
Tên của loại cá này bắt nguồn từ một loại thổ ngữ và dịch ra là “cá sông lớn”, hoặc như cách gọi ưa thích của tôi là: ngon lành. Đó là loại cá phổ biến nhất ở Úc – có lẽ bởi vì nó có thể được chiên, nướng lò, nướng vỉ, và nướng barbeque.
THỊT KANGAROO
Tôi biết rằng kangaroo là một loại động vật quốc gia siêu dễ thương, và việc ăn thịt chúng không phải là dành cho tất cả mọi người, nhưng nó lại rất Úc! Bạn có thể thử món bít tết kangaroo, bánh mỳ kẹp thịt kangaroo, thịt kangaroo khô, xúc xích kangaroo hoặc đưa mình vào một trải nghiệm mới bằng cách thưởng thức thịt kangaroo trong một món hầm, một chiếc pizza, hoặc trong một chiếc bánh.
BÁNH MỲ KẸP
Chắc chắn, tôi phải viết về bánh mỳ kẹp thịt – chúng là nhóm thực phẩm ngon nhất, và người Úc thực sự đã làm một vài điều với những chiếc bánh mỳ kẹp thịt mà không một quốc gia nào khác từng làm: Họ cho thêm cả củ cải đường vào trong món bánh mỳ kẹp thịt. Tôi đoán là việc này khiến cho món ăn trở nên lành mạnh hơn, nhưng bất kỳ quốc gia nào cố gắng “cải tiến” món bánh mỳ kẹp thịt thì đều được đưa vào danh sách yêu thích của tôi.
VEGEMITE (TRÊN MÓN BÁNH MỲ NƯỚNG)
Món này mang đúng tính chất Úc như nó vốn là vậy. Lớp phủ màu nâu trông hơi giống Nutella, nhưng vị thì hoàn toàn khác. Bột nhão được làm từ nấm lên men, có vị mặn và một chút vị đắng. Lời khuyên của tôi là: phết một lớp mỏng lên một mẩu bánh mỳ nướng, và tận hưởng một thực tế rằng đó là một nguồn chất béo từ Vitamin B và axit folic. #themoreyouknow
CÁC MÓN CUỐN
Các món cuốn là những lựa chọn hoàn hảo cho bữa trưa, sau một đêm dài, hoặc bất cứ thời điểm nào ở giữa, thực vậy. Chẩng hạn món Chiko Rolls, một phiên bản Úc của món trứng cuộn Trung Quốc nhồi đầy thịt, lúa mạch, bắp cải, cà rốt, cần tây và cơm trước khi chiên ngập dầu. Pho mát và thịt xông khói cuộn là chính xác những gì mà bạn nghĩ về chúng, và xúc xích cuộn cũng vậy – trong tất cả sự tốt lành mà món bánh cuộn nhiều lớp mang tới.
LAMINGTONS
Những chiếc bánh xốp hình lập phương được phủ một lớp kem socola với dừa nạo và hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “Quốc bánh của Úc”. Hãy thoải mái cắt đôi chiếc bánh và thêm kem hay mứt và thưởng thức chúng vào bữa trà chiều hay café buổi chiều. Ồ, và trong lúc đó, đừng quên đánh dấu vào lịch của bạn, ngày 21/6 là Ngày Lamington quốc gia.
BÁNH THỊT
Nếu bạn chưa từng ăn một chiếc bánh thịt, nghĩa là bạn chưa được thực sự trải nghiệm văn hóa Úc. Bạn cũng không thực sự có bất cứ lý do gì để từ chối món này vì chúng được phục vụ khá nhiều tại các sự kiện lớn hay ở các nhà hàng. Để làm rõ thêm về tình yêu đất nước dành cho sự kết hợp mang tính biểu tượng đó là thịt băm và nước sốt bọc trong một chiếc bánh, hãy thử xem các con số này: Người ta ước tính rằng khoảng 24 triệu người Úc tiêu thụ tới 300 triệu chiếc bánh thịt mỗi năm.
TIM TAM
Đã đến lúc thưởng thức món bánh ưa thích của Úc: Tim Tam, hay còn gọi là điều kỳ diệu sẽ xảy ra khi bạn đặt một lớp kem mịn giữa hai miếng bánh quy giòn và phủ lên chúng một lớp socola. Chúng có nhiều biến thể khác nhau, vì vậy có mọi hương vị dành cho tất cả mọi người: người Úc tiêu thụ 45 triệu gói Tim Tam mỗi năm – nguồn cung đến từ công ty Tim Tam đặt tại Sydney nơi mà cứ mỗi phút lại có 3.000 chiếc bánh quy được sản xuất. #yum
DAMPER
Một chiếc damper (bánh không ủ men nướng dưới tro) là một món bánh mỳ bụi truyền thống của Úc – được làm từ bột mì, nước (hoặc sữa), và muối được trộn đều và nướng trong đống tro tàn lửa trại. Món bánh mỳ mang tính biểu tượng này phổ biến với người Úc bản địa và từng được sử dụng để giúp những người lao động, người cắm trại, và những người dân sống sót ở nơi hoang vắng.
FISH & CHIPS
Cá đập mỏng chiên ngập dầu, khoai tây chiên ngập dầu. Ăn trên bãi biển. Vậy là đủ.
BÁNH QUY ANZAC
Những chiếc bánh quy ngọt này ban đầu được làm bởi vợ của những người lính thuộc ANZACs (Quân đoàn Úc và New Zealand) trong suốt Thế chiến thứ I – những món nướng đã được chuyển tới tuyến đầu hoặc được bán lấy tiền quyên góp phục vụ chiến tranh. Ngày nay, chúng được thưởng thức một cách hòa bình trong bữa trà và để kỷ niệm ngày ANZAC 25/4.
PAVLOVA
Anna Pavlova, một nữ diễn viên ballet Nga vào những năm 1920, là nguồn cảm hứng cho món tráng miệng cùng tên: một chiếc bánh meringue, phủ trái cây và kem tươi. Tuy nhiên, đã nổ ra một cuộc tranh luận lớn về nguồn gốc của món bánh này là từ Úc hay New Zealand, nhưng mọi người ơi! Các món tráng miệng luôn biết đường đi thằng tới trái tim, vì vậy hãy dừng việc tranh luận và chỉ đơn thuần cùng thưởng thức nó trong một sự hài hòa tột bậc.
THỊT NƯỚNG ÚC
Có một cụm từ Úc đầy khuôn mẫu đó là, “đặt một con tôm khác lên vỉ nướng đi.” Vì vậy, khi bạn ở Úc, hãy hẹn vài người bạn, gặp nhau ở một khoảng sân, công viên hay trên bãi biển, và nướng thịt như thể chẳng còn có ngày mai: người Úc đơn giản là ném mọi thứ vào vỉ nướng – từ bánh mỳ kẹp, cho tới hải sản, và snag, một từ chỉ xúc xích của người Úc. Bổ sung cho sự tốt lành của thịt với một ít rau hoặc salad, bánh mỳ cắt lát, và phủ lên trên với sốt cà chua và sốt BBQ.
GÀ PARMIGIANA
Hoặc là “gà parma” nghe đúng kiểu địa phương, là một loại gà rán phủ giăm bông, sốt Napoli và một lớp pho mát đun chảy. Món này thường ăn kèm với chips/fries (khoai tây chiên) hay salad và nơi thưởng thức món này tuyệt nhất là ở một quán rượu.
THANH CUA
Một thực tế thú vị là: món thanh cua thường không có cua mà lại chứa mọi loại thịt cá trắng khác đã được nghiền thành bột và có hình dạng giống chân con cua. Tuy nhiên: Đó là một món ăn ngon và thậm chí còn có vị tuyệt hơn nhiều khi được chiên ngập dầu. (Món nào lại không cơ chứ?)
BARRAMUNDI
Tên của loại cá này bắt nguồn từ một loại thổ ngữ và dịch ra là “cá sông lớn”, hoặc như cách gọi ưa thích của tôi là: ngon lành. Đó là loại cá phổ biến nhất ở Úc – có lẽ bởi vì nó có thể được chiên, nướng lò, nướng vỉ, và nướng barbeque.
THỊT KANGAROO
Tôi biết rằng kangaroo là một loại động vật quốc gia siêu dễ thương, và việc ăn thịt chúng không phải là dành cho tất cả mọi người, nhưng nó lại rất Úc! Bạn có thể thử món bít tết kangaroo, bánh mỳ kẹp thịt kangaroo, thịt kangaroo khô, xúc xích kangaroo hoặc đưa mình vào một trải nghiệm mới bằng cách thưởng thức thịt kangaroo trong một món hầm, một chiếc pizza, hoặc trong một chiếc bánh.
BÁNH MỲ KẸP
Chắc chắn, tôi phải viết về bánh mỳ kẹp thịt – chúng là nhóm thực phẩm ngon nhất, và người Úc thực sự đã làm một vài điều với những chiếc bánh mỳ kẹp thịt mà không một quốc gia nào khác từng làm: Họ cho thêm cả củ cải đường vào trong món bánh mỳ kẹp thịt. Tôi đoán là việc này khiến cho món ăn trở nên lành mạnh hơn, nhưng bất kỳ quốc gia nào cố gắng “cải tiến” món bánh mỳ kẹp thịt thì đều được đưa vào danh sách yêu thích của tôi.
VEGEMITE (TRÊN MÓN BÁNH MỲ NƯỚNG)
Món này mang đúng tính chất Úc như nó vốn là vậy. Lớp phủ màu nâu trông hơi giống Nutella, nhưng vị thì hoàn toàn khác. Bột nhão được làm từ nấm lên men, có vị mặn và một chút vị đắng. Lời khuyên của tôi là: phết một lớp mỏng lên một mẩu bánh mỳ nướng, và tận hưởng một thực tế rằng đó là một nguồn chất béo từ Vitamin B và axit folic. #themoreyouknow
CÁC MÓN CUỐN
Các món cuốn là những lựa chọn hoàn hảo cho bữa trưa, sau một đêm dài, hoặc bất cứ thời điểm nào ở giữa, thực vậy. Chẩng hạn món Chiko Rolls, một phiên bản Úc của món trứng cuộn Trung Quốc nhồi đầy thịt, lúa mạch, bắp cải, cà rốt, cần tây và cơm trước khi chiên ngập dầu. Pho mát và thịt xông khói cuộn là chính xác những gì mà bạn nghĩ về chúng, và xúc xích cuộn cũng vậy – trong tất cả sự tốt lành mà món bánh cuộn nhiều lớp mang tới.
LAMINGTONS
Những chiếc bánh xốp hình lập phương được phủ một lớp kem socola với dừa nạo và hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu “Quốc bánh của Úc”. Hãy thoải mái cắt đôi chiếc bánh và thêm kem hay mứt và thưởng thức chúng vào bữa trà chiều hay café buổi chiều. Ồ, và trong lúc đó, đừng quên đánh dấu vào lịch của bạn, ngày 21/6 là Ngày Lamington quốc gia.
BÁNH THỊT
Nếu bạn chưa từng ăn một chiếc bánh thịt, nghĩa là bạn chưa được thực sự trải nghiệm văn hóa Úc. Bạn cũng không thực sự có bất cứ lý do gì để từ chối món này vì chúng được phục vụ khá nhiều tại các sự kiện lớn hay ở các nhà hàng. Để làm rõ thêm về tình yêu đất nước dành cho sự kết hợp mang tính biểu tượng đó là thịt băm và nước sốt bọc trong một chiếc bánh, hãy thử xem các con số này: Người ta ước tính rằng khoảng 24 triệu người Úc tiêu thụ tới 300 triệu chiếc bánh thịt mỗi năm.
TIM TAM
Đã đến lúc thưởng thức món bánh ưa thích của Úc: Tim Tam, hay còn gọi là điều kỳ diệu sẽ xảy ra khi bạn đặt một lớp kem mịn giữa hai miếng bánh quy giòn và phủ lên chúng một lớp socola. Chúng có nhiều biến thể khác nhau, vì vậy có mọi hương vị dành cho tất cả mọi người: người Úc tiêu thụ 45 triệu gói Tim Tam mỗi năm – nguồn cung đến từ công ty Tim Tam đặt tại Sydney nơi mà cứ mỗi phút lại có 3.000 chiếc bánh quy được sản xuất. #yum
DAMPER
Một chiếc damper (bánh không ủ men nướng dưới tro) là một món bánh mỳ bụi truyền thống của Úc – được làm từ bột mì, nước (hoặc sữa), và muối được trộn đều và nướng trong đống tro tàn lửa trại. Món bánh mỳ mang tính biểu tượng này phổ biến với người Úc bản địa và từng được sử dụng để giúp những người lao động, người cắm trại, và những người dân sống sót ở nơi hoang vắng.
FISH & CHIPS
Cá đập mỏng chiên ngập dầu, khoai tây chiên ngập dầu. Ăn trên bãi biển. Vậy là đủ.
BÁNH QUY ANZAC
Những chiếc bánh quy ngọt này ban đầu được làm bởi vợ của những người lính thuộc ANZACs (Quân đoàn Úc và New Zealand) trong suốt Thế chiến thứ I – những món nướng đã được chuyển tới tuyến đầu hoặc được bán lấy tiền quyên góp phục vụ chiến tranh. Ngày nay, chúng được thưởng thức một cách hòa bình trong bữa trà và để kỷ niệm ngày ANZAC 25/4.
PAVLOVA
Anna Pavlova, một nữ diễn viên ballet Nga vào những năm 1920, là nguồn cảm hứng cho món tráng miệng cùng tên: một chiếc bánh meringue, phủ trái cây và kem tươi. Tuy nhiên, đã nổ ra một cuộc tranh luận lớn về nguồn gốc của món bánh này là từ Úc hay New Zealand, nhưng mọi người ơi! Các món tráng miệng luôn biết đường đi thằng tới trái tim, vì vậy hãy dừng việc tranh luận và chỉ đơn thuần cùng thưởng thức nó trong một sự hài hòa tột bậc.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
- Bao lì xì ngày Tết có xuất xứ từ Trung Hoa, bắt nguồn từ chuyện trẻ con bị yêu quái hãm hại.
Xưa, có một con yêu quái tên Sui cứ đến đêm giao thừa là xoa đầu những đứa trẻ đang ngủ khiến chúng tỉnh giấc, hoảng sợ và khóc lớn. Sau đó các bé sẽ bị đau đầu, nóng sốt và nói nhảm; khi những triệu chứng này biến mất, đứa trẻ sẽ trở nên ngu đần. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải chong đèn thức cả đêm để canh không cho yêu quái Sui hãm hại con mình. Đây là nguồn gốc tập tục thức qua đêm giao thừa.
Có một gia đình nhà họ Quan nọ ngoài 50 tuổi mới sinh được một mụn con trai nên rất cưng chiều. Tết nọ, có 8 vị tiên đi qua cho biết rằng cậu bé này sẽ gặp họa với yêu quái. Thấy nhà họ Quan có tâm tốt, thường hay giúp đỡ mọi người nên 8 vị tiên ra tay cứu độ bằng cách biến thành 8 đồng tiền, dặn cha mẹ cậu bé phải làm thế này, thế này… Giao thừa, Sui đến, định đưa tay chạm vào đầu cậu bé thì bất đồ 8 đồng tiền đặt trong mảnh giấy đỏ đặt cạnh gối cậu bé bỗng lóe lên một luồng sáng cực mạnh khiến cho yêu quái kinh hồn bạt vía, bỏ chạy.
Từ đó, chuyện 8 đồng tiền gói trong giấy đỏ lan truyền khắp nơi, kẻ gần người xa bắt chước làm theo mỗi khi Tết đến. Về sau, người ta nghĩ ra chiếc phong bì thay cho gói giấy đỏ và biến phép trừ yêu quái này thành tục mừng tuổi trẻ con mỗi khi Tết đến.
Cũng có truyền thuyết khác cho rằng tục mừng tuổi bắt nguồn từ thời nhà Đường bên Trung Hoa. Năm đó, Dương Quý Phi (phi tần của Đường Huyền Tôn, tức Đường Minh Hoàng) hạ sinh một hoàng tử. Hay tin, vua đích thân đến thăm và ban cho một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là bùa phép vua ban để trừ tà, đuổi quái. Tin này đồn ra dân gian, người đời bắt chước làm theo.
Dù xuất xứ như thế nào thì bao lì xì đỏ luôn được xem là vật mang lại may mắn, tốt lành trong năm mới.
Người Hoa thường làm bao lì xì màu đỏ hoặc vàng vì họ cho rằng hai màu này tượng trưng cho sức sống, hạnh phúc và may mắn.
Người Nhật Bản gọi tục này là “Otoshidama” với bao lì xì màu trắng có in hoa văn hoặc những hình trang trí ngộ nghĩnh.
Người Malaysia dùng bao lì xì có màu xanh lá cây. Ý tưởng về chiếc phong bì màu xanh dựa trên tư tưởng lâu đời của đạo Hồi về việc làm từ thiện. Theo đó, vào đầu năm mới mỗi người theo đạo phải đem 2,5% thu nhập của mình cho những người nghèo khó.
Người Hồng Kông quan niệm năm mới thì cái gì cũng phải mới, cả tiền trong bao lì xì cũng thế. Năm nào cũng vậy, luôn có những dòng người đổ xô đi đổi tiền mới, khiến cho các ngân hàng ở Macao phải tất bật cuối năm in thêm tiền mới.
Ở Đài Loan, số tiền trong bao lì xì nhất định phải là số chẵn. Bởi theo họ, con số chẵn mang ý nghĩa cát tường.
Ngày nay, người Hoa tại Singapore thay vì mừng tuổi tiền giấy, họ dùng phiếu quà tặng, ngân phiếu, vé xe tháng, tem hoặc tiền xu để làm món quà đầu năm. Một số người Hoa trẻ ở Singapore lì xì cho cha mẹ bằng một bữa cơm tại nhà hàng hoặc một chuyến du lịch.
Ở Việt Nam, màu chủ đạo trên bao lì xì vẫn là đỏ, năm nào cầm tinh con gì thì cứ con ấy mà in lên. Con vật thì cũ, cứ 12 năm lại xuất hiện một lần, nhưng tiền thì dứt khoát phải mới.
Thời gian trôi qua, bao lì xì giờ đã đánh mất ý nghĩa tốt đẹp ban đầu, không những không thể xua đuổi được tà ma mà lại còn có vẻ như khuyến khích lòng tham của trẻ con và cả người lớn. Nhiều trường hợp tặng tiền lì xì đầu năm “trên mức tình cảm” vì mục đích cá nhân đã làm cho tập tục ngày Tết đáng yêu này trở nên hợm hĩnh, biến tướng trong mắt nhiều người. Thậm chí, không ít người tặng phong bao cho người lớn hơn mình vẫn cứ vô tư nói là “lì xì”, trong khi lẽ ra phải trịnh trọng thưa là “mừng tuổi”.
Xưa, có một con yêu quái tên Sui cứ đến đêm giao thừa là xoa đầu những đứa trẻ đang ngủ khiến chúng tỉnh giấc, hoảng sợ và khóc lớn. Sau đó các bé sẽ bị đau đầu, nóng sốt và nói nhảm; khi những triệu chứng này biến mất, đứa trẻ sẽ trở nên ngu đần. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải chong đèn thức cả đêm để canh không cho yêu quái Sui hãm hại con mình. Đây là nguồn gốc tập tục thức qua đêm giao thừa.
Có một gia đình nhà họ Quan nọ ngoài 50 tuổi mới sinh được một mụn con trai nên rất cưng chiều. Tết nọ, có 8 vị tiên đi qua cho biết rằng cậu bé này sẽ gặp họa với yêu quái. Thấy nhà họ Quan có tâm tốt, thường hay giúp đỡ mọi người nên 8 vị tiên ra tay cứu độ bằng cách biến thành 8 đồng tiền, dặn cha mẹ cậu bé phải làm thế này, thế này… Giao thừa, Sui đến, định đưa tay chạm vào đầu cậu bé thì bất đồ 8 đồng tiền đặt trong mảnh giấy đỏ đặt cạnh gối cậu bé bỗng lóe lên một luồng sáng cực mạnh khiến cho yêu quái kinh hồn bạt vía, bỏ chạy.
Từ đó, chuyện 8 đồng tiền gói trong giấy đỏ lan truyền khắp nơi, kẻ gần người xa bắt chước làm theo mỗi khi Tết đến. Về sau, người ta nghĩ ra chiếc phong bì thay cho gói giấy đỏ và biến phép trừ yêu quái này thành tục mừng tuổi trẻ con mỗi khi Tết đến.
Cũng có truyền thuyết khác cho rằng tục mừng tuổi bắt nguồn từ thời nhà Đường bên Trung Hoa. Năm đó, Dương Quý Phi (phi tần của Đường Huyền Tôn, tức Đường Minh Hoàng) hạ sinh một hoàng tử. Hay tin, vua đích thân đến thăm và ban cho một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là bùa phép vua ban để trừ tà, đuổi quái. Tin này đồn ra dân gian, người đời bắt chước làm theo.
Dù xuất xứ như thế nào thì bao lì xì đỏ luôn được xem là vật mang lại may mắn, tốt lành trong năm mới.
Người Hoa thường làm bao lì xì màu đỏ hoặc vàng vì họ cho rằng hai màu này tượng trưng cho sức sống, hạnh phúc và may mắn.
Người Nhật Bản gọi tục này là “Otoshidama” với bao lì xì màu trắng có in hoa văn hoặc những hình trang trí ngộ nghĩnh.
Người Malaysia dùng bao lì xì có màu xanh lá cây. Ý tưởng về chiếc phong bì màu xanh dựa trên tư tưởng lâu đời của đạo Hồi về việc làm từ thiện. Theo đó, vào đầu năm mới mỗi người theo đạo phải đem 2,5% thu nhập của mình cho những người nghèo khó.
Người Hồng Kông quan niệm năm mới thì cái gì cũng phải mới, cả tiền trong bao lì xì cũng thế. Năm nào cũng vậy, luôn có những dòng người đổ xô đi đổi tiền mới, khiến cho các ngân hàng ở Macao phải tất bật cuối năm in thêm tiền mới.
Ở Đài Loan, số tiền trong bao lì xì nhất định phải là số chẵn. Bởi theo họ, con số chẵn mang ý nghĩa cát tường.
Ngày nay, người Hoa tại Singapore thay vì mừng tuổi tiền giấy, họ dùng phiếu quà tặng, ngân phiếu, vé xe tháng, tem hoặc tiền xu để làm món quà đầu năm. Một số người Hoa trẻ ở Singapore lì xì cho cha mẹ bằng một bữa cơm tại nhà hàng hoặc một chuyến du lịch.
Ở Việt Nam, màu chủ đạo trên bao lì xì vẫn là đỏ, năm nào cầm tinh con gì thì cứ con ấy mà in lên. Con vật thì cũ, cứ 12 năm lại xuất hiện một lần, nhưng tiền thì dứt khoát phải mới.
Thời gian trôi qua, bao lì xì giờ đã đánh mất ý nghĩa tốt đẹp ban đầu, không những không thể xua đuổi được tà ma mà lại còn có vẻ như khuyến khích lòng tham của trẻ con và cả người lớn. Nhiều trường hợp tặng tiền lì xì đầu năm “trên mức tình cảm” vì mục đích cá nhân đã làm cho tập tục ngày Tết đáng yêu này trở nên hợm hĩnh, biến tướng trong mắt nhiều người. Thậm chí, không ít người tặng phong bao cho người lớn hơn mình vẫn cứ vô tư nói là “lì xì”, trong khi lẽ ra phải trịnh trọng thưa là “mừng tuổi”.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Không chỉ là một loại hoa trang trí trong gia đình ngày tết, hoa đào, hoa mai còn có khả năng chữa bệnh tuyệt vời.
Trong thành phần hóa học, hoa mai chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol... và một số chất khác như meratin, calycanthine, caroten... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa mai có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao...
Chữa bệnh mất ngủ
Các bạn có thể lấy 5 gam hoa mai trắng, 10 gam hoa hợp hoan, 50 ml rượu cúc tất cả trộn vào nhau cho chưng cất thủy cho nát ra, uống sau bữa ăn (buổi tối) 1 tiếng.
Công dụng của hoa mai trong bài thuốc dân gian
Hoa mai trắng có công dụng chữa bệnh hiệu quả
Chữa chán ăn
Hoa mai trắng được áp dụng khá nhiều trong chữa biếng ăn cho trẻ nhỏ. Bạn có thể lấy 6 gam hoa mai trắng, 15 gam hoa đậu ván, 20 gam quả sơn tra khô trộn các thứ lại với nhau chia làm 3 phần rồi lấy ra một phần bỏ vào chén nước sôi, để nguội rồi uống. Mỗi ngày uống 1 lần, uống trong vòng 1 tuần là có hiệu quả ngay. Mai trắng giúp hệ tiêu hóa của con người hoạt động tốt hơn, công dụng hơn hẳn mai tết đẹp ở khu vực miền Nam nhưng đều mang một vẻ đẹp tinh khiết.
Chữa viêm họng
Bệnh viêm họng xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi, nhờ tác dụng của hoa mai trong bài thuốc dân gian có thể chữa dứt căn bệnh này. Người ta thường hay dùng thuốc tây y để chữa nhưng mang lại tác dụng phụ nếu uống nhiều. Còn với hoa mai trắng thì bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo xảy ra bất cứ vấn đề gì. Bạn lấy 6 gam hoa mai trắng, 5 gam hoa dành dành, 20 gam trà xanh sau đó trộn đều chia hỗn hợp thành 5 phần rồi bỏ 1 phần vào ấm nước sôi để nguội uống. Các bạn nên dùng một ngày 2 lần, khi nào hết bệnh thì ngưng dùng.
Phòng, chữa bệnh sởi, thủy đậu
Đây là những căn bệnh phổ biến phải tiêm vắc – xin mới mong không gặp phải bệnh. Nếu biết cách sử dụng hoa mai như một loại vắc – xin tây y thì bạn sẽ đỡ bớt chi phí (gia đình khó khăn). Các bạn cho 100 bông mai hái vào sáng sớm còn hơi sương rồi đem ướp vào đường trắng, ngày ăn 3 lần (sau bữa ăn 1 tiếng), mỗi lần ăn 5 bông. Tuy nhiên, ngày nay tìm được loài mai trắng khá khó, chỉ có ở những cơ sở cho thuê mai tết hoặc hoa đào lâu năm thì có thể tồn tại cho đến ngày nay.
Nhuận phổi, bổ phế, trị ho, viêm phế quản
Các bạn lấy 10 gam hoa mai, 10 gam khoản đông, 60 gam gạo tẻ, 3 muỗng mật ong để làm nguyên liệu. Tiếp theo, các bạn lấy gạo nấu cháo, rồi bỏ hoa mai và khoản đông vào (nấu thêm 5 phút) rồi nêm mật ong, ăn 3 lần mỗi ngày. Dùng trong 1 tuần thì có thể giúp phổi tăng sức đề kháng. Lợi ích của hoa mai trong bài thuốc dân gian sẽ giúp người bệnh tăng sức đề kháng giảm bệnh tật.
Đau dầu, chóng mặt
Những người làm việc nhiều, thiếu máu hay bị chứng đau đầu, chóng mặt. Hoa mai trắng sẽ là cứu tinh cho các bạn. Các bạn lấy 9 gam hao mai, 5 gam hoa biển đậu, 3 lá sen tươi trộn đều sắt nước uống, ngày uống 2 lần.
Tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực
Cho 3 gam hoa mai, 10 gam thảo quyết minh cho vào bình đun sôi, để nguội uống như nước trà. Có thể dùng lâu rất tốt, một thức uống hiệu quả.
Đau dạ dày, viêm gan và xơ gan mức độ nhẹ
Các bạn lấy 5 gam hoa mai nấu cháo chung với 100 gam gạo tẻ, bỏ thêm đường trắng, chai ăn vài lần trong ngày.
Trong thành phần hóa học, hoa mai chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol... và một số chất khác như meratin, calycanthine, caroten... Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa mai có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao...
Chữa bệnh mất ngủ
Các bạn có thể lấy 5 gam hoa mai trắng, 10 gam hoa hợp hoan, 50 ml rượu cúc tất cả trộn vào nhau cho chưng cất thủy cho nát ra, uống sau bữa ăn (buổi tối) 1 tiếng.
Công dụng của hoa mai trong bài thuốc dân gian
Hoa mai trắng có công dụng chữa bệnh hiệu quả
Chữa chán ăn
Hoa mai trắng được áp dụng khá nhiều trong chữa biếng ăn cho trẻ nhỏ. Bạn có thể lấy 6 gam hoa mai trắng, 15 gam hoa đậu ván, 20 gam quả sơn tra khô trộn các thứ lại với nhau chia làm 3 phần rồi lấy ra một phần bỏ vào chén nước sôi, để nguội rồi uống. Mỗi ngày uống 1 lần, uống trong vòng 1 tuần là có hiệu quả ngay. Mai trắng giúp hệ tiêu hóa của con người hoạt động tốt hơn, công dụng hơn hẳn mai tết đẹp ở khu vực miền Nam nhưng đều mang một vẻ đẹp tinh khiết.
Chữa viêm họng
Bệnh viêm họng xảy ra hầu hết ở mọi lứa tuổi, nhờ tác dụng của hoa mai trong bài thuốc dân gian có thể chữa dứt căn bệnh này. Người ta thường hay dùng thuốc tây y để chữa nhưng mang lại tác dụng phụ nếu uống nhiều. Còn với hoa mai trắng thì bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo xảy ra bất cứ vấn đề gì. Bạn lấy 6 gam hoa mai trắng, 5 gam hoa dành dành, 20 gam trà xanh sau đó trộn đều chia hỗn hợp thành 5 phần rồi bỏ 1 phần vào ấm nước sôi để nguội uống. Các bạn nên dùng một ngày 2 lần, khi nào hết bệnh thì ngưng dùng.
Phòng, chữa bệnh sởi, thủy đậu
Đây là những căn bệnh phổ biến phải tiêm vắc – xin mới mong không gặp phải bệnh. Nếu biết cách sử dụng hoa mai như một loại vắc – xin tây y thì bạn sẽ đỡ bớt chi phí (gia đình khó khăn). Các bạn cho 100 bông mai hái vào sáng sớm còn hơi sương rồi đem ướp vào đường trắng, ngày ăn 3 lần (sau bữa ăn 1 tiếng), mỗi lần ăn 5 bông. Tuy nhiên, ngày nay tìm được loài mai trắng khá khó, chỉ có ở những cơ sở cho thuê mai tết hoặc hoa đào lâu năm thì có thể tồn tại cho đến ngày nay.
Nhuận phổi, bổ phế, trị ho, viêm phế quản
Các bạn lấy 10 gam hoa mai, 10 gam khoản đông, 60 gam gạo tẻ, 3 muỗng mật ong để làm nguyên liệu. Tiếp theo, các bạn lấy gạo nấu cháo, rồi bỏ hoa mai và khoản đông vào (nấu thêm 5 phút) rồi nêm mật ong, ăn 3 lần mỗi ngày. Dùng trong 1 tuần thì có thể giúp phổi tăng sức đề kháng. Lợi ích của hoa mai trong bài thuốc dân gian sẽ giúp người bệnh tăng sức đề kháng giảm bệnh tật.
Đau dầu, chóng mặt
Những người làm việc nhiều, thiếu máu hay bị chứng đau đầu, chóng mặt. Hoa mai trắng sẽ là cứu tinh cho các bạn. Các bạn lấy 9 gam hao mai, 5 gam hoa biển đậu, 3 lá sen tươi trộn đều sắt nước uống, ngày uống 2 lần.
Tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực
Cho 3 gam hoa mai, 10 gam thảo quyết minh cho vào bình đun sôi, để nguội uống như nước trà. Có thể dùng lâu rất tốt, một thức uống hiệu quả.
Đau dạ dày, viêm gan và xơ gan mức độ nhẹ
Các bạn lấy 5 gam hoa mai nấu cháo chung với 100 gam gạo tẻ, bỏ thêm đường trắng, chai ăn vài lần trong ngày.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Theo tục lệ, giờ “xông đất” được tính bắt đầu từ sau giờ giao thừa trở đi, người “xông đất” là người khách đầu tiên bước vào cửa nhà từ sau giờ khắc giao thừa cho đến sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm, người “xông đất” sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến may mắn, hạnh phúc, công danh, tài lộc của cả gia đình trong năm mới. Vì vậy, nhà nhà đều mong muốn mọi sự tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình bắt đầu từ ngày đầu năm. Từ trước Tết, gia chủ đã chọn người có tuổi hợp với chủ nhà, là người thành đạt, hạnh phúc, viên mãn trong cuộc sống để đem đến cho gia đình sự may mắn ngay từ đầu năm.
Tục xông đất là phong tục có từ lâu đời của người Việt. Mỗi phong tục tập quán đều có những ý nghĩa nhất định, theo quan niệm truyền thống của người Á Đông thì ngày mùng 1 của năm sẽ có những ảnh hưởng lớn đến các ngày còn lại. Nếu ngày mùng 1 mọi chuyện suôn sẻ thì người ta tin rằng cả năm sẽ được an lành, nhiều điều may mắn, vạn sự như ý.
Trong ngày mùng 1, tục lệ xông đất rất quan trọng, vì thế nó có ý nghĩa rất lớn trong năm.
Dịp tết người ta còn in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì để dành tặng nhau
Tục xông đất là phong tục có từ lâu đời của người Việt. Mỗi phong tục tập quán đều có những ý nghĩa nhất định, theo quan niệm truyền thống của người Á Đông thì ngày mùng 1 của năm sẽ có những ảnh hưởng lớn đến các ngày còn lại. Nếu ngày mùng 1 mọi chuyện suôn sẻ thì người ta tin rằng cả năm sẽ được an lành, nhiều điều may mắn, vạn sự như ý.
Trong ngày mùng 1, tục lệ xông đất rất quan trọng, vì thế nó có ý nghĩa rất lớn trong năm.
Dịp tết người ta còn in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì để dành tặng nhau
Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá xum xuê khác thường, bóng râm che phủ cả một vùng rộng. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần đến nỗi sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào thôi cũng đủ khiến chúng bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà. Việc làm này từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành hoa đào trong nhà mình.
Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm, sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp, cầu mong khởi đầu năm mới trong không khí vui vẻ, an khang thịnh vượng. Cho nên ngày Tết nhà nào cũng cắm cành đào là vậy.
Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa.
Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.
Hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý.
Vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: dịu dàng, e lệ, kiều diễm …
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà. Việc làm này từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành hoa đào trong nhà mình.
Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm, sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp, cầu mong khởi đầu năm mới trong không khí vui vẻ, an khang thịnh vượng. Cho nên ngày Tết nhà nào cũng cắm cành đào là vậy.
Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa.
Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.
Hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý.
Vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: dịu dàng, e lệ, kiều diễm …
Ngoài hoa đào, vào ngày tết tùy vùng miền mà còn có thêm các loại hoa khác nhau, cũng như người ta còn chuẩn bị in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì để treo trên các cành đào, cành mai để mang lại tài lộc
Với nhiều người, hầu như mùa xuân gắn liền với hình ảnh của hoa mai, hoa đào. Song với những người cao tuổi Tết lại gắn liền với một loài hoa rất đỗi bình dị: Hoa vạn thọ.Vì hoa là biểu trưng cho cái đẹp, nên mỗi loài hoa có một tiếng nói riêng. Hoa Vạn thọ còn được gọi là cúc Vạn Thọ, hay cúc Thiên thọ. Người ta yêu quý hoa vạn thọ vì nó vừa đẹp bình dị, lại còn mang một ý nghĩa nhân văn, Vạn Thọ là “sống lâu muôn tuổi”.
Cúc vạn thọ được thu thập từ hoang dã cũng như canh tác trồng trọt cho mục đích y học, nghi lễ và trang trí. Loài cây này nhân giống rất dễ dàng bằng cách gieo hạt, phát triễn nhanh, thời gian thu hoạch ngắn. Nó được trồng rộng rãi như một loài cây cảnh thương mại.
Trong tiếng Hy lạp cổ, tên của nó có nghĩa là “bông hoa của người chết” vì thế nó được sử dụng trong tín ngưỡng, để trang trí trên bàn thở và trồng trong các nghĩa trang, lăng mộ.
Vào dịp tết ngoài chuẩn bị hoa để chưng trong nhà, người ta còn chuẩn bị in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì. Hãy liên hệ với chúng tôi để có những mẫu bao lì xì ấn tượng nhất
Cúc vạn thọ được thu thập từ hoang dã cũng như canh tác trồng trọt cho mục đích y học, nghi lễ và trang trí. Loài cây này nhân giống rất dễ dàng bằng cách gieo hạt, phát triễn nhanh, thời gian thu hoạch ngắn. Nó được trồng rộng rãi như một loài cây cảnh thương mại.
Trong tiếng Hy lạp cổ, tên của nó có nghĩa là “bông hoa của người chết” vì thế nó được sử dụng trong tín ngưỡng, để trang trí trên bàn thở và trồng trong các nghĩa trang, lăng mộ.
Vào dịp tết ngoài chuẩn bị hoa để chưng trong nhà, người ta còn chuẩn bị in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì. Hãy liên hệ với chúng tôi để có những mẫu bao lì xì ấn tượng nhất
Toby Ng là nhà thiết kế đã tạo ra những tác phẩm ấn tượng, sắc sảo và tinh tế cho một giải thưởng lớn ở Trung Quốc
Họ thiết kế dựa trên các yếu tố liên quan đến giải thưởng, việc thiết kế gồm các hình tam giác nhỏ liên kết với nhau tạo thành khuôn mẫu.
Với tông màu đen chủ đạo, giúp thiết kế thêm phần sang trọng, cho thấy sự sáng tạo đặc biệt và tỉ mỉ của thiết kế này
Có 4 mô hình được tạo ra để phân biệt cho 4 giải thưởng, mỗi mô hình có 1 màu riếng biệt. Các thiết kế này thực sự rất thu hút, bởi sự tinh tế của nó. Chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn những thiết kế của Toby Ng và các sản phẩm in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì của chúng tôi nhé
Họ thiết kế dựa trên các yếu tố liên quan đến giải thưởng, việc thiết kế gồm các hình tam giác nhỏ liên kết với nhau tạo thành khuôn mẫu.
Với tông màu đen chủ đạo, giúp thiết kế thêm phần sang trọng, cho thấy sự sáng tạo đặc biệt và tỉ mỉ của thiết kế này
Có 4 mô hình được tạo ra để phân biệt cho 4 giải thưởng, mỗi mô hình có 1 màu riếng biệt. Các thiết kế này thực sự rất thu hút, bởi sự tinh tế của nó. Chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn những thiết kế của Toby Ng và các sản phẩm in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2017, in bao lì xì của chúng tôi nhé