Người ta thường nói có kiêng có lành, chính vì vậy mọi người thường hay kiêng cử làm một số điều vào ngày tết để được may mắn cả năm. Hôm nay thiết kế in ấn Phạm Khôi xin giới thiệu với các bạn những tục kiêng cử đầu năm của 3 miền ở nước ta. Cùng khám phá những nét thú vị này nhé
Miền Bắc:
Kiêng quét nhà: Trong ba ngày Tết, kiêng quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Vì thế, ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược trước lúc giao thừa. Với bề dày văn hóa, miền Bắc là nơi có nhiều tục lệ kiêng kỵ nhất. Kiêng đổ rác: Tục kiêng đổ rác xuất phát từ câu chuyện trong Sưu thần ký. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy thần tặng nàng hầu tên là Như Nguyệt. Ông trở nên giàu có, tiền bạc đầy nhà. Năm ấy, vào ngày mồng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi nhỏ, bị ông chủ đánh đập nên biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông lại nghèo như xưa. Kiêng không treo những tranh "xui xẻo" như: đánh ghen, kiện tụng... mà phải tìm bằng được tranh lợn, gà, cậu bé... Kiêng cho lửa ngày Tết: Ngày mùng Một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.. Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Xông nhà: Những người "nặng vía", không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo. Tránh nói giông: Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi!", "Tiêu rồi!". Kiêng cho nước đầu năm: vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vô như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc Kiêng làm vỡ bát đĩa: Bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình. Kị mai táng: Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Miền Trung
Kiêng ăn một số món: Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới. Một số nơi ở miền Trung, người ta không ăn tôm vì sợ công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới ... đi giật lùi như tôm. Kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.
Miền Nam
Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn. Ngày Tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít. Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ Giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn. Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày Tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2016, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Cũng như các dân tộc anh em khác trong cả nước, mỗi dịp Tết đến xuân về người đồng bào Cơ tu ở miền núi Quảng Nam cũng có nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa của tộc người Cơ tu trên dãy Trường Sơn hùng vỹ.
Trò chơi nhảy vòng tiếng Cơ tu gọi là Ch’ơh padhieer, hình thức của trò chơi là cột một vòng tròn bằng dây mây trên một thanh cây thẳng đứng. Hai thiếu nữ Cơtu đứng giữ hai bên tròn và lần lượt các thanh niên trong làng phải nhảy lọt vào vòng tròn đó, làm sao không bị vướng và vòng tròn không bị ngã đổ.
Trò chơi nhảy vòng, vừa mang lại niềm vui, tiếng cười sảng khoái trong ngày xuân, đồng thời cũng nhằm mục đích rèn luyện cho các thanh niên sự dẻo dai, tinh tế, nhanh nhẹn và sự chính xác cao độ. Đó cũng được coi là những bản lĩnh cần có của mỗi người thanh niên Cơtu trong cuộc sống nương rẫy hàng ngày.
Trò chơi Tak Pơ Ching, hiểu nôm na là một cuộc đi săn thú rừng của thanh niên nam nữ Cơtu. Những chiếc vòng tròn nhỏ bện bằng dây mây, được ném qua, ném lại tượng trưng cho con thú trong rừng bỏ chạy khi bị truy đuổi. Và thanh niên, thiếu nữ nào dùng gậy dài chọc trúng vòng tròn, cũng có nghĩa là chọc trúng con thú và sẽ trở thành người thắng cuộc. Đây là một trò chơi cổ truyền, mang đậm tính cộng đồng của người Cơtu, bởi trò chơi này cả nam và nữ đều tham gia và đều có thể trở thành những nam thiện xạ hay nữ xạ thủ Cơtu.
Sinh sống trên dãy Trường Sơn, đồng bào Cơtu ở miền núi Quảng Nam luôn gắn bó mật thiết với rừng. Nên trong những trò chơi dân gian mà họ còn lưu giữ luôn thể hiện được sự khéo léo, nhanh nhẹn như con sóc và khỏe mạnh như con hổ trong rừng. Và để những trò chơi dân gian của tộc người Cơtu trường tồn mãi theo thời gian và theo những mùa xuân ấm áp, vai trò của các già làng, trưởng bản là hết sức quan trọng. Chính họ đã đứng ra tổ chức, khôi phục và truyền dạy lại cho thế hệ trẻ ngày nay.
Trong thời khắc đất trời vào xuân, cùng với việc chuẩn bị các món ẩm thực truyền thống để chung vui tết, thì người Cơtu ở miền núi Quảng Nạm vẫn thường tổ chức những trò chơi dân gian vui nhộn. Thông qua các trò chơi, ngày tết ở các bản làng vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam đã thêm rộn ràng tiếng cười vui, hòa quyện trong niềm vui đón tết cổ truyền chung của 54 dân tộc anh em trong cả nước
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2016, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Trước đây, Nhật Bản ăn Tết theo Âm lịch nhưng đã chuyển sang ăn Tết theo Dương lịch kể từ năm 1873. Những hoạt động chào năm mới tại Nhật Bản cũng rầm rộ và đậm bản sắc không kém các lễ hội năm mới tại bất kì quốc gia Châu Á nào. Trong bữa ăn đầu tiên chào năm mới, người Nhật không thể thiếu chiếc bánh kagamimochi – món ăn truyền thống trong những ngày đầu năm mới. Bên cạnh đó người Nhật cũng ưa chuộng các món ăn từ đậu đen và các loại hải sản. Ngoài ra, họ còn ăn mì soba với sợi dài và dai, biểu tượng cho sự trường thọ và may mắn. Người Nhật cũng tin rằng, các sản phẩm được làm từ gạo là món ăn gốc để làm nên cội nguồn thành đạt ở mỗi con người.
Trong tín ngưỡng và văn hoá của người Nhật, kagamimochi được coi là vật liên kết giữa con người với các thần linh. Người Nhật tin rằng, chỉ cần mọi người cùng nhau chia sẻ và ăn kagamimochi, các thần linh sẽ ban phước cho họ một năm mưa thuận gió hoà và ngập tràn may mắn. Do đó, kagamimochi là những chiếc bánh dày rất quý, là vật dâng cúng thần linh.
Đến đây vào ngày tết với vé máy bay đi Nhật giá rẻ, du khách sẽ thấy người dân trang trí kagamimochi thật đẹp mắt, để thể hiện lòng biết ơn với các đấng thần linh vì đã ban cho họ một năm bình an. Đây là nét đẹp phong tục đã ăn sâu trong tiềm thức người dân Nhật Bản. Và ngày 11-1 được coi là ngày “kagamihaki” - ngày khai bánh, ăn bánh kagamimochi.
Tiếp đó là các sản phẩm được chế biến từ đậu đen, cá và các loại hải sản khác nhau. Theo quan niệm của người Nhật, cá gần gũi với cuộc sống của con người và loại này cũng rất thông minh. Vì vậy, khi ăn các loại động vật trên sẽ giúp cho người Nhật năng động hơn, tâm trí sẽ sáng suốt trong công ăn việc làm.
Ngoài các món trên, trong ngày tết còn có nhiều loại nước sốt được làm từ các loại đậu để chấm các loại bánh, chả và cá nướng. Thực phẩm để ăn cùng với nước sốt và gỏi cá là các loại bánh, mì sợi được chế biến từ các loại gạo.
Người dân Nhật Bản thường tâm niệm rằng, các sản phẩm được làm từ gạo là món ăn gốc để làm nên cội nguồn thành đạt ở mỗi con người. Các loại bánh được làm từ gạo thường có tên là omochi. Tất cả những món ăn trong năm mới thường được bảo quản trong những chiếc hộp quét sơn đỏ. Hộp gói thức ăn càng đẹp bao nhiêu thì niềm hy vọng bội thu trong năm mới càng lớn bấy nhiêu.
Trước thềm năm mới, các gia đình Nhật đều tổ chức một bữa tiệc gọi là Bonenkai (bữa tiệc giã từ năm cũ) để xóa bỏ những lo lắng, buồn phiền và chào đón năm mới đến.
Những món ăn đặc biệt dành riêng cho buổi tiệc này người Nhật gọi là osechi bao gồm súp ozoni được chế biến khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà, mứt đậu đen, tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày... với hương vị và màu sắc phong phú, xếp trong một hộp sơn màu đỏ. Người Nhật rất coi trọng việc trang trí món ăn để mang lại cảm giác “ngon” mắt cho thực khách. Họ cho rằng hộp đựng osechi càng đẹp sẽ mang lại càng nhiều may mắn.
Vào đêm giao thừa, cả nhà quây quần bên bữa ăn tất niên rồi cùng ngồi chờ đón thời khắc thiêng thiêng của năm mới. Đến sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng năm mới. Theo nghi thức, lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu Sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất rồi cùng thưởng thức các món osechi sau khi cúng thần năm mới.
Vào ngày tế người ta còn in bao lì xì, in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2016 để dành tặng cho người thân, bạn bè....
Trong tín ngưỡng và văn hoá của người Nhật, kagamimochi được coi là vật liên kết giữa con người với các thần linh. Người Nhật tin rằng, chỉ cần mọi người cùng nhau chia sẻ và ăn kagamimochi, các thần linh sẽ ban phước cho họ một năm mưa thuận gió hoà và ngập tràn may mắn. Do đó, kagamimochi là những chiếc bánh dày rất quý, là vật dâng cúng thần linh.
Đến đây vào ngày tết với vé máy bay đi Nhật giá rẻ, du khách sẽ thấy người dân trang trí kagamimochi thật đẹp mắt, để thể hiện lòng biết ơn với các đấng thần linh vì đã ban cho họ một năm bình an. Đây là nét đẹp phong tục đã ăn sâu trong tiềm thức người dân Nhật Bản. Và ngày 11-1 được coi là ngày “kagamihaki” - ngày khai bánh, ăn bánh kagamimochi.
Tiếp đó là các sản phẩm được chế biến từ đậu đen, cá và các loại hải sản khác nhau. Theo quan niệm của người Nhật, cá gần gũi với cuộc sống của con người và loại này cũng rất thông minh. Vì vậy, khi ăn các loại động vật trên sẽ giúp cho người Nhật năng động hơn, tâm trí sẽ sáng suốt trong công ăn việc làm.
Ngoài các món trên, trong ngày tết còn có nhiều loại nước sốt được làm từ các loại đậu để chấm các loại bánh, chả và cá nướng. Thực phẩm để ăn cùng với nước sốt và gỏi cá là các loại bánh, mì sợi được chế biến từ các loại gạo.
Người dân Nhật Bản thường tâm niệm rằng, các sản phẩm được làm từ gạo là món ăn gốc để làm nên cội nguồn thành đạt ở mỗi con người. Các loại bánh được làm từ gạo thường có tên là omochi. Tất cả những món ăn trong năm mới thường được bảo quản trong những chiếc hộp quét sơn đỏ. Hộp gói thức ăn càng đẹp bao nhiêu thì niềm hy vọng bội thu trong năm mới càng lớn bấy nhiêu.
Trước thềm năm mới, các gia đình Nhật đều tổ chức một bữa tiệc gọi là Bonenkai (bữa tiệc giã từ năm cũ) để xóa bỏ những lo lắng, buồn phiền và chào đón năm mới đến.
Những món ăn đặc biệt dành riêng cho buổi tiệc này người Nhật gọi là osechi bao gồm súp ozoni được chế biến khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà, mứt đậu đen, tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày... với hương vị và màu sắc phong phú, xếp trong một hộp sơn màu đỏ. Người Nhật rất coi trọng việc trang trí món ăn để mang lại cảm giác “ngon” mắt cho thực khách. Họ cho rằng hộp đựng osechi càng đẹp sẽ mang lại càng nhiều may mắn.
Vào đêm giao thừa, cả nhà quây quần bên bữa ăn tất niên rồi cùng ngồi chờ đón thời khắc thiêng thiêng của năm mới. Đến sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng năm mới. Theo nghi thức, lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu Sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất rồi cùng thưởng thức các món osechi sau khi cúng thần năm mới.
Vào ngày tế người ta còn in bao lì xì, in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2016 để dành tặng cho người thân, bạn bè....