Tết ở miền quê không thể thiếu hoa vạn thọ. Để có được những hàng vạn thọ nở vàng rực trước sân nhà, trước tiên người trồng phải thực hiện khâu chọn giống từ đầu năm trước"
Những bông hoa được chọn làm giống phải là hoa lớn, cánh mịn đều mượt, màu vàng cam. Thông thường hoa được chọn phơi khô rồi treo trên gác bếp hoặc bọc gói cẩn thận đến rằm tháng mười âm lịch đem ươm.
Vạn thọ là một cây dễ trồng, dễ chăm, dễ cho hoa và giàu ý nghĩa. Tôi còn nhớ, những năm tám mươi của thế kỷ trước, Tết về, dọc các làng quê, đâu đâu cũng một màu vạn thọ.
Mặc dù có năm, tiết trời căm căm, mưa phùn hun hút, các búp hoa vẫn miên man hết mình, vươn sắc từ những ngày cuối năm đến cuối giêng hai.
Ngày đó chưa có hoa lay ơn, hồng nhung, cúc đại đóa, mai xuân, quất hay những cành đào từ nơi xa gửi về. Vạn thọ được coi là loài hoa chúa xuân. Khoảng chiều 29 – 30, cả làng nhộn nhịp. Thường nhà nào cũng có song có nhà hoa nở chưa đều, chiều 30 chạy sang hàng xóm xin vội vài cành cho bình hoa nhà mình đủ đầy.
Ngoài sự hiện diện như một đặc trưng cho mùa xuân, hai chữ vạn thọ còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Vạn biểu trưng cho sự tốt lành, cát tường, vô số. Thọ thể hiện cho sự sống dài lâu để hưởng phúc lộc. Vạn thọ là mơ ước của nhiều người khi năm mới đến…
Vì thế, Tết người ta có thể không sắm cho nhà mình đủ đầy bánh mứt, rượu thịt nhưng không thể thiếu hoa vạn thọ.
Trên bàn thờ gia tiên, trang ông táo lúc nào cũng có một bình hoa tươi nở vàng. Rồi người ta mừng tuổi, chúc thọ cho các bậc cao niên cũng thường lấy hình ảnh hoa vạn thọ để cầu mong trăm điều tốt đẹp.
Hai chữ vạn thọ đủ nói lên được bao điều về giá trị tinh thần, tâm linh và truyền thống đạo đức, lòng biết ơn của thế hệ cha ông.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2016, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Vào trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt sẽ không thể thiếu được mâm ngũ quả, trước là để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, sau là để cầu mong một năm mới sung túc hơn, thịnh vượng hơn.
Tùy vào mỗi vùng miền khác nhau mà cách bày mâm ngũ quả cũng sẽ theo đó mà thay đổi tuy nhiên, ai cũng muốn bày biện một mâm ngũ quả sao cho đẹp mắt và thể hiện được thành ý của gia chủ.
Ở ngoài Bắc, mâm ngũ quả tức là mâm bày 5 loại quả khác nhau, tương ứng với ngũ hành. Theo quan niệm phương Đông, mâm ngủ quả cần có đủ các màu đen, đỏ, xanh, tránh, vàng tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong mâm ngũ quả thì không được thiếu nải chuối và phải sử dụng chuối xanh. Màu xanh này được coi là Hành Mộc. Nải chuối xanh có hình dạng như bàn tay, nâng đỡ các quả bên trên, ngụ ý cho sự đùm bọc, che chở và hòa hợp. Chính vì thế mà trên mâm ngũ quả, chúng ta luôn thấy nải chuối được đặt ở dưới cùng để bao bọc các loại quả khác. Sai lầm khi bày mâm ngũ quả ngày Tết khiến nhà bạn mất lộc Giữa nải chuối, người ta thường đặt một quả bưởi hoặc quả phật thủ màu vàng (tượng trưng cho Hành Thổ) với mong muốn cầu phúc lộc cho gia đình mình. Những loại quả khác như quýt, táo, ớt chín đỏ sẽ được xen kẽ xung quanh. Trên mâm ngũ quả, những quả có màu đỏ, chẳng hạn như dưa hấu, ớt đỏ, táo đỏ, lựu... tượng trưng cho Hành Hỏa, còn những quả có màu trắng, sáng như quả roi, quả đào... tượng trưng cho Hành Kim. Hiện nay thì số lượng các loại hoa quả, trái cây rất phong phú đa dạng nên ngoài những loại quả chính để bày vào mâm ngũ quả kể trên thì bạn có thể bày biện thêm nho mọng, hồng xiêm...
Khác với mâm ngũ quả miền Bắc thì mâm ngũ quả miền Trung khá đơn giản, không cầu kỳ bởi vùng đất nơi đây khá cằn cỗi và sản sinh ra ít loại hoa quả hơn. Các loại quả thường thấy trên mâm ngũ quả của người miền Trung bao gồm: chuối, dưa hấu, dứa, sung, cam, quýt, thanh long, mãng cầu...
Còn mâm ngũ quả miền Nam thì sao? Người miền Nam rất coi trọng việc bày mâm ngũ quả để thể hiện ý nghĩa riêng. 5 loại quả thường được chọn để bày trên mâm ngũ quả bao gồm: mãng cầu, dừa, đủ, xoài, sung, khi phát âm sẽ đọc tương tự như câu "cầu vừa đủ xài sung" với mong ước một năm no đủ, yên ấm. Mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam Bên cạnh đó, trên mâm ngũ quả của người miền Nam cũng có những loại quả khác nhau tượng trưng cho các ý nghĩa khác nhau như: quả đào với ước muốn thăng tiến, qảu táo to, đỏ tượng trưng cho sự phú quý; hông, cam, quýt là sự thành đạt; dưa hấu, bưởi là sự may mắn; quả trứng gà với ý nghĩa cầu sức khỏe, tiền bạc...
Nhiều người sau khi mua hoa quả về để bày mâm ngũ quả thường rửa rất cẩn thận để quả được sạch, bóng và đẹp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi rửa quả như vậy, nước có thể đọng lại ở chỗ núm quả khiến quả sớm bị thối. Để hạn chế hiện tượng này, bạn có thể dùng khăn giấy tẩm ít nước để lau sạch bên ngoài quả là được. Nếu quả bưởi bị mốc xanh hay ố vàng thì bạn có thể hòa một ít nước vôi và chấm khăn vào đó để lau lên quả bưởi. Như vậy, bạn vẫn có được một mâm ngũ quả sáng bóng mà không sợ quả bị đọng nước, thối.
Chọn mua quả chín Thường thì trước đêm 30, trên bàn thờ gia tiên đã phải có mâm ngũ quả được bày biện cẩn thận. Vì thế mà các gia đình sẽ tiến hành sửa soạn mâm ngũ quả vào ngày 29 hoặc ngày 30. Khi đó thì việc chọn mua hoa quả phải tiến hành sớm hơn, thường là từ 27, 29. Chính vì thế mà nếu muốn mâm ngũ quả có thể để được vài ngày thì bạn không nên chọn mua những loại quả quá chín vì đến lúc đó, quả có thể bị chín quá, bị héo, ủng. Bạn hãy chọn mua những quả đã già nhưng chưa chín. Riêng với chuối, bạn cần phải mua nải xanh để chuối đủ cứng cáp, khỏe mạnh thì mới nâng đỡ những loại quả khác được.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2016, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Tết Nguyên đán, trẻ em thường được người lớn trao tặng chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu sắc rực rỡ, bên trong có tiền. Đó là tục lệ lì xì hay mừng tuổi trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán. Không chỉ trẻ em mà ông bà, cha mẹ (tuổi cao) cũng nhận được “phong bì đỏ” từ con cháu.
Nhưng cũng có quan điểm cho rằng nguyên tắc của lì xì là người trên ban phát cho dưới, người lớn tuổi đối ban phát cho người ít tuổi, không có ngược lại. Do vậy, nếu con cái lì xì bố mẹ là không đúng với nguyên tắc ban đầu.
Con cái chỉ được có quà hoặc sản phẩm của mình để báo công, báo hiếu bố mẹ về thành quả sau một năm lao động.
Qua vật đó, chúc bố mẹ sống lâu, khỏe mạnh… Nếu không có sản phẩm, có thể biếu chút tiền để chúc ông bà, bố mẹ mạnh khỏe, sống lâu, không phải lao động vất vả, lấy tiền mua thuốc bổ uống, tục phát vốn, lì xì ngày Tết là một nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam. Theo phong tục, người lớn phát vốn hay lì xì cho trẻ nhỏ, con cái mừng tuổi cho bố mẹ, ông bà.
Lì xì là người trên giúp người dưới có cơ may. Điểm đáng chú ý, tiền lì xì thường là số lẻ để biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
Tuy nhiên không chỉ trẻ nhỏ mà người già cả cũng được nhận “phong bao đỏ” từ con cháu. Nhưng lưu ý, người già phải đạt đến “mức tuổi thọ nhất định”. Bởi truyền thống xưa trọng người có tuổi, thêm tuổi tức là thọ. Mừng tuổi chúc ông bà thọ lâu đồng thời cũng có ý nghĩa để ông bà có “đồng ra đồng vào”.
“Tiền lì xì cho trẻ em không cần để ý nhiều ít, nhưng mừng tuổi ông bà thì càng nhiều càng tốt, tùy vào khả năng của con cháu"
Hiện nay tục lì xì đang dần bị “biến đổi” trong cuộc sống hiện đại. Đáng ngại nhất, nhiều người rất coi trọng mệnh giá tiền trong phong bao lì xì. Đôi khi, lì xì nhiều – ít, dày – mỏng được mang ra làm thước đo tình cảm.
Do vậy, cha mẹ cần giáo dục con cháu hiểu đúng ý nghĩa tốt đẹp của tục lì xì, không được tham tiền. Sau này, trẻ coi trọng đồng tiền hơn tình cảm bố mẹ thì chính bố mẹ phải trả giá.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2016, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Trong những ngày Tết, thức ăn thường đa dạng, có nhiều đồ bổ béo và khó tiêu. Giờ giấc sinh hoạt, ăn uống bị đảo lộn, lại thêm điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi dễ gây cản trở chức năng tiêu hóa. Bởi vậy, ăn uống đúng cách ngày tết để bảo vệ sức khỏe là một việc hết sức cần thiết.
1. Các món thịt nguội, giò chả Nhóm thực phẩm này chủ yếu cung cấp chất đạm và béo nhưng lại chứa nhiều acid béo no bão hòa nên không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thực phẩm này có chứa hàn the để tạo độ giòn nên rất có hại. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp nên chú ý ăn uống đúng cách sử dụng hạn chế, không quá 100g thức ăn này mỗi ngày.
2. Bánh chưng, bánh tét Bánh chưng, bánh tét, hầu như có đủ các chất dinh dưỡng bao gồm: đạm, tinh bột và mỡ, chỉ thiếu thành phần xơ. Nên bánh chưng thường được ăn kèm với dưa món, củ kiệu vì các món này cung cấp thành phần chất xơ vừa giúp cho người ăn ngon miệng vừa không có cảm giác ngán.
Tuy nhiên cần lưu ý các loại bánh này rất giàu năng lượng (trên 200Kcal/100g), nhiều chất béo và lại là các chất béo từ thịt mỡ không có lợi cho sức khỏe. Loại bánh này lại khá mặn ngay cả khi không ăn kèm dưa món nên có thể gây tăng tiết axit dịch vị nếu ăn nhiều. Do đó, ở người thừa cân, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý dạ dày có tăng tiết dịch vị…. không nên dùng nhiều bánh chưng, bánh tét.
3. Dưa món, củ kiệu Dưa món, củ kiệu là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết. Các món dưa này cung cấp chất xơ là chủ yếu, không có nhiều các chất thiết yếu như vitamin và rất ít năng lượng. Tùy theo cách chế biến mà lượng muối trong các loại dưa này khác nhau. Nhưng nhìn chung, dưa muối đều chứa nhiều muối, nhất là các dạng dưa ngâm trong nước mắm thay vì ngâm dấm. Do vậy, muốn ăn uống đúng cách để bảo vệ sức khỏe ngày tết thì dưa muối không phù hợp với người cần giảm muối trong khẩu phần như bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh nhân suy thận. Ngoài ra, nếu các loại dưa này được làm sẵn ngoài chợ, cần lưu ý nguy cơ người chế biến sử dụng các phụ gia có hại như các chất làm trắng, làm giòn, như hàn the… trong quá trình chế biến.
4. Thịt kho trứng Món ăn hầu như không thiếu trong ngày Tết. Tuy nhiên, vì thịt mỡ chứa nhiều mỡ động vật không tốt nên đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp hay bệnh lý gan mật, khi ăn nên bỏ phần mỡ và da. Ngoài ra, một lòng đỏ trứng có chứa khoảng 200mg cholesterol, nếu ăn quá lượng trên mỗi ngày sẽ có hại cho tim mạch vì gây ra xơ vữa động mạch. Vì vậy phải chú ý ăn uống đúng cách, lượng đạm ăn vào mỗi ngày nên khoảng 400g từ thịt, cá hoặc đậu hũ.
5. Thức ăn thô Các loại thức ăn khô như tôm khô, lạp xưởng, vịt lạp, khô bò, khô cá cũng thường được dùng để biếu nhau trong dịp tết, và hiện diện khá thường xuyên trong bữa ăn ngày tết của các gia đình từ thành thị đến nông thôn. Tùy theo chất lượng của từng loại sản phẩm mà thời gian bảo quản và sử dụng khác nhau, nhưng các thực phẩm này nhìn chung đều quá mặn, có một số thì quá béo (như lạp xưởng, vịt lạp) nên cũng không tốt cho những người cần kiêng muối và kiêng mỡ. Việc bảo quản trong quá trình bày bán và ngay tại gia đình cũng là một vấn đề cần chú ý, vì các thực phẩm này dễ bị bám bụi, bám khói, đồng thời là môi trường rất tốt cho nấm mốc và vi trùng phát triển. Ngoài nguy cơ gây một số bệnh lý ung thư của các loại nấm mốc và các sản phẩm của khói, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và dị ứng từ các loại này cũng khá cao. Vì vậy chỉ nên mua một số lượng vừa đủ ăn và lựa chọn nơi sản xuất uy tín, được quản lý về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
6. Mứt rim, bánh kẹo ngọt Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của bánh mứt là chất bột đường và có thể có một lượng rất ít chất xơ nhưng không đáng kể. Với hàm lượng đường đơn cao, các loại bánh mứt đương nhiên những bệnh nhân tiểu đường hay người thừa cân, béo phì không nên sử dụng.
Nói thế, không có nghĩa là người có sức khỏe bình thường hoặc người suy dinh dưỡng nên dùng nhiều bánh mứt, phải biết ăn uống đúng cách để bảo vệ sức khỏe ngày tết. Chỉ nên dùng vừa phải đủ để thưởng thức hương vị ngày Tết vì bánh mứt cung cấp năng lượng rỗng, làm tăng đường huyết dẫn đến chán ăn và làm mất cân đối khẩu phần ăn.
7. Trái cây Trái cây là nguồn vitamin chính, chứa nhiều chất xơ, là thực phẩm giúp cân đối khẩu phần thức ăn giàu đạm, béo trong những ngày đầu xuân. Đối vời người bình thường có thể dùng 2-3 suất trái cây trong ngày (mỗi suất tương đương 1 quả táo, hoặc 3 múi bưởi, hoặc 2 trái mận, hoặc 1 quả cam vừa, hoặc 1 góc dưa hấu…).
Đối với bệnh nhân đái tháo đường chú ý ăn uống đúng cách, không nên dùng quá 2 suất trái cây/ngày, các loại trái cây quá ngọt, hàm lượng đường cao không nên dùng quá 3 lần/tuần. Những loại trái cây họ Citrus như cam, quýt, bưởi rất tốt cho những ngày này vì nhiều nước, nhiều chất xơ, giàu vitamin C, có lớp vỏ tự nhiên có thể bảo quản lâu và thuận tiện khi mang theo trong những chuyến đi ngắn dài ngày Tết.
8. Các thức uống trong những ngày Tết Nước ngọt và rượu, bia là những thức uống phổ biến vào ngày tết. Đối với người bình thường thì mỗi ngày khoảng 300-400ml bia hoặc 60ml rượu nhẹ (rượu vang) là tốt cho sức khỏe. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, cũng có thể dùng nước ngọt ăn kiêng nhưng nên hạn chế không nên dùng quá 1 lon/ngày. Ngoài ra, cũng có thể dùng vài tách trà, ly rượu thơm là rất tốt. Thực phẩm nào cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó.Thức ăn tốt hay xấu là phụ thuộc vào cách ăn uống của mỗi người, nên ăn uống đúng cách điều độ, vừa phải, đảm bảo đủ 3 bữa chính trong ngày. Ngoài ra để vui hưởng những ngày Tết trọn vẹn, cần phải cân nhắc chế biến và sử dụng hợp lý các loại thực phẩm để mang đến những giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2016, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Theo quan niệm của người Việt ta, cây quất (hoặc quýt) tượng trưng cho sự thu hoạch “bội thu” và cũng là một khởi đầu cho năm mới tốt đẹp. Vì thế, vào đầu năm mới, ta thường thấy mỗi gia đình thường mua một cây quất (quýt) quả vàng xum xuê, lá xanh tốt với mong muốn khởi đầu một năm mới tốt đẹp, giúp gia tăng tiền tài và vận may cho các thành viên trong gia đình.
Những cây quất đẹp trong ngày Tết
Một cây quất đẹp chính là cây quất xum xuê cành lá, quả sai trĩu nặng. Thực tế, tùy theo không gian chật hẹp của căn nhà, mà bạn có thể chọn một cây quất như ý”.
cây quất cây đào mang lại sự may mắn cho năm mới. Không những thế chọn một cây quất cây đào đẹp, hợp tuổi nó còn mang lại cho bạn một sức khỏe dồi dào”.
Quả thật, khi bạn mua một cây quất cho năm mới cần phải có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Theo nhiều người chọn quất chơi Tết cũng phải nghiên cứu phong thủy. Bởi ý nghĩa mà cây quất mang lại còn hàm chứa, nhiều ý nghĩa cao đẹp.
Cây quất được trang trí đẹp mang ý nghĩa đẹp cho ngày Tết an lành
Một cây quất lý tưởng, lá phải to, xanh đậm và bóng mượt, bên cạnh đó quả cây quất phải đều, căng mọng. Bên cạnh đó, còn phải có nhiều nụ, lộc non thì mới “trưng bày” lâu được.
Những cây quất lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Bài trí cây quất trong nhà với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình, trong kinh doanh, đặt cây quất ở văn phòng hoặc cửa hàng sẽ đem lại cát khí lớn lao, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2016, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Mỗi miền lại có một truyền thống đón năm mới riêng biệt, tạo nên sự đa dạng và phong phú văn hoá Việt Nam. Cùng khám phá cái Tết đặc trưng của miền Nam sông nước.Mâm ngũ quả - nét văn hoá đẹp của người Việt Khám phá mâm cỗ Tết cổ truyền của người Đà Nẵng Tết đến, nếm bánh tét cốm dẹp của người Khmer
Chợ Tết trên sông
Không khí Tết trong Nam bắt đầu nhộn nhịp vào khoảng đầu tháng chạp, các chợ hoa, chợ Tết chuẩn bị dựng sạp cho đến đêm giao thừa với những phiên chợ mở suốt đêm.
Miền Nam là nơi chảy qua của con sông Mekong rộng lớn nên khắp các tỉnh giao thương trên sông là hoạt động quan trọng. Các phiên chợ Tết trên sông hoặc ở bến sông trở nên nhộn nhịp, sầm uất khác thường vào những ngày cuối năm. Các quầy hàng trên bến được trang trí đầy sắc màu với hoa, bánh mứt, củ kiệu, đu đủ, phong bao lì xì, giấy dán...
Chợ hoa xuân rực rỡ
Chợ hoa thường được khai trương vào cuối tháng 12 với các loài hoa trái rực rỡ và đa dạng như mãn đình hồng, thược dược, hướng dương, hồng, sống đời, vạn thọ, cúc, thơm kiểng, ớt kiểng, đu đủ và cả những loài hoa cao cấp: tuy-líp, bát tiên, phong lan.
Hấp dẫn nhất là những ghe chở đầy hoa bán trên sông. Dòng sông rộng lớn bỗng trở nên xinh đẹp với những ghe thuyền chở hoa cúc vàng rực, những bông hồng, mai...
Đối với người Nam, hoa mai đồng nghĩa với sự may mắn. Một cành mai nở hoa vàng rực vào những ngày đầu năm là niềm vui lớn cho cả nhà, báo hiệu điều tốt lành cho cả năm.
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả của người miền Nam luôn có bốn thứ trái cây chính là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, mà theo cách phát âm miền Nam hiểu là "cầu vừa đủ xài" thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng.
Do cách phát âm gần giống với từ “chúi” (thể hiện sự nguy khó) nên chuối là thứ quả không bao giờ xuất hiện. Cũng bởi câu nói: “Cam làm quýt chịu” nên người Nam không bày những trái cam như ở ngoài Bắc. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.
Lễ nghi truyền thống
Giáp tết, các gia đình sẽ tổ chức đi tảo mộ để tỏ lòng "uống nước nhớ nguồn" với những người đã khuất. Chiều 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời. Ngày 30 làm một mâm cơm cúng tổ tiên, gọi là lễ "rước ông bà". Cho đến khi hết Tết khói hương trên bàn thờ gia tiên luôn nghi ngút và sau đó đến ngày mồng 3 tháng Giêng thì làm lễ "đưa ông bà".
Mâm cơm cúng tất niên chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đình. Theo quan niệm của người Nam Bộ mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên cúng tế, đốt pháo là để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới. Đêm 29-30 là lúc vui nhất, mọi người thức đón giao thừa, chơi tú, ăn uống... rất huyên náo.
Khác với miền Bắc dành cả Tết để đi thăm chúc họ hàng và bạn bè, trong Nam mọi người coi Tết là dịp đi chơi và nghỉ ngơi cuối năm nên các gia đình, nhóm bạn thường tổ chức những chuyến đi chơi xa.
Mâm cỗ ngày xuân
Miền Nam gói bánh chưng dài hay còn gọi là bánh tét và có nhiều loại khác nhau như: bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt. Bánh tét chay không nhân. Bánh tét mặn được xắt miếng và thường ăn kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm. Mâm cỗ Tết của miền Nam thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Hầu như nhà nào cũng có ba món cơ bản là bánh tét, bánh tráng và nồi thịt kho tàu trong mấy ngày tết. Nếu món canh không thể thiếu ở miền Bắc là canh măng hay canh bóng thì trong Nam là món canh khổ qua nhồi thịt.
Để thay đổi khẩu vị và đỡ ngấy, nhà nào ở Nam Bộ cũng nấu cháo cá ám, ăn với rau ghém, chuối cây xắt mỏng và các loại rau thơm, rau mùi, một con cá lóc nướng ăn với lá bông súng non hay đọt vừng.
Người phương Nam đặc biệt chăm chút cho bàn tiệc ngày xuân, nó chứa đựng lòng thành kính với tổ tiên ông bà và thưởng thức trọn vẹn vị mặn, ngọt, chua, cay, đắng trong từng món ăn bên mâm cơm sum vầy gia đình ngày đầu năm thêm ấm áp, an khang.
Kiêng kị đầu năm
Trước lúc giao thừa, tất cả các thành viên phải có mặt đầy đủ tại nhà. Nếu ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.
Khi ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít khi ghé chơi vào tết.
Nếu trong ngày tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của, vậy nên khi quét dọn phải cất hết chổi.
Những ngày đầu năm, người phương Nam sẽ không cối xay gạo trống vì theo quan niệm của người dân, việc để trống như vậy sẽ làm cho năm tới thất bát, mất mùa. Những ngày Tết, họ thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2016, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Nước ta được chia thành 3 vùng miền chính, do đó ở mỗi vùng miền có nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng khác nhau, hôm nay hãy cùng chúng tôi khám phá văn hóa ngày tết ở miền trung để xem họ đón tết như thế nào nha
Mâm ngũ quả
Miền Trung quanh năm bão lũ, hạn hán, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, thêm vào đó Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả mà thiên tai để lại trước đó chưa dứt thế nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê vì thế mà cũng không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
Ngoài ra, vì ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Người Trung không hay dùng các loại chuối, trái cây có vị đắng, cay, mà chỉ chọn loại có vị ngọt, tròn, thơm và lâu hư úng để chưng mâm ngũ quả cho đẹp mắt, độc đáo, mong cầu an vui, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới.
Thường thì người Trung cũng không chưng trái cam, trái quýt vì theo quan niệm của người dân nơi đây rằng “cam đành quýt đoạn”.
Mâm cỗ
Mâm cúng Tết miền Trung nấu rất khéo và cầu kỳ. Người miền Trung ăn cả bánh chưng và bánh tét nhưng chỉ mâm cỗ tiến cúng ở miếu điện trong cung đình thì chỉ dâng cúng bánh chưng. Vào những dịp nhà vua tế Trời ở đàn Nam Giao hoặc tế các vị Tiên đế ở Thế miếu, vật phẩm là bộ tam sinh (trâu, heo, dê) để nguyên con chưa qua chế biến, lễ vật này còn gọi là cỗ thái lao. Ngoài dân gian, khi cúng Đất thì bộ tam sinh là miếng thịt heo, con cua, cái trứng chỉ luộc chín chứ không chế biến.
Còn mâm cơm để cúng ông bà trong 3 ngày Tết là mâm cỗ có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần: Thượng cầm: các loại gia cầm biết bay như chim, gà, vịt… Hạ thú: các gia súc trên mặt đất như: heo, bò, gà... Các loài thủy tộc dưới nước như: tôm, cua, cá… trong dân gian mâm cơm như vậy được gọi là hào soạn.
Những món ăn trên mâm cỗ Tết miền Trung thì thường có dưa món, giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, cá chiên, hay đĩa ram… Ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các món: cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt xà lách gân bò, chả tôm, nem bọ lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.
Phong tục
Tục lì xì ngày Tết vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Sáng mùng một Tết, cả nhà tụ họp đông đủ. Ba mẹ thắp nén nhang cho Ông Bà ấm lòng, rồi quây quần chúc Tết. Sau đó là đi tảo mộ đầu năm. Vì thế, vào buổi sáng mùng một Tết, nhà nhà đều khóa cửa và nghĩa trang luôn đông đảo con cháu đi thăm những người đã khuất. Sau khi đi thăm mộ là đi lễ chùa. Vào ngày Tết, tất cả các chùa đều đông đảo người hành hương, cầu khấn cho gia đình một năm nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng.
Ở miền Trung cũng có tục “xông đất “ như người Bắc vào sáng mồng một. Thường gia đình sẽ nhờ người lớn tuổi, còn mạnh khỏe, có vai vế và uy tín trong xã hội hoặc những đứa trẻ thông minh, hoạt bát, vui vẻ đến “xông đất” đầu năm.
Những kiêng kị đầu năm
Người miền Trung có vẻ thoải mái hơn trong những ngày Tết, tuy nhiên vẫn có những kiêng kị nhất định. Ngày Tết người dân miền Trung sẽ kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày Tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo.
Một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
Họ cũng kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng suốt tháng Giêng Âm lịch.
inbaolixi.vn là nơi cung cấp các mẫu bao lì xì để phục vụ cho mùa tết và những nét truyền thống, hiện đại hay các mẫu cổ truyền đều có, các dịch vụ in bao lì xì giá rẻ, in bao lì xì 2016, in bao lì xì luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng trong dịp tết.
Theo Straits Times, khoảng 80% dân số của Singapore là người Hoa nên nước này rất coi trọng Tết Âm lịch. Việc chuẩn bị cho ngày lễ trọng đại này bắt đầu trước đó một vài tuần. Các gia đình sẽ mua sắm quần áo mới và dọn dẹp nhà cửa.
Phần quan trọng nhất của năm mới chính là bữa cơm tất niên của cả gia đình vào đêm Giao thừa. Dù bữa cơm đó là ở nhà hay ở nhà hàng thì cá vẫn là món ăn không thể thiếu. Họ cho rằng, ăn cá vào đầu năm sẽ mang lại may mắn.
Trong dịp Tết, những người đã lập gia đình sẽ mừng tuổi ông bà, bố mẹ và những đứa trẻ trong gia đình. Tiền mừng tuổi tại Singapore được gọi là "ang pow". Ngoài những bao lì xì, họ còn trao nhau những quả quýt chín mọng, tượng trưng cho sự may mắn. Tất cả những món quà đó đều phải có đôi, có cặp, bởi người Singapore tin rằng số lẻ sẽ đem về sự xui xẻo.
Cũng như Trung Quốc, Tết Âm lịch tại quốc đảo này diễn ra trong 15 ngày. Nhưng hai ngày đầu tiên là quan trọng nhất. Vào ngày này, các gia đình sẽ tới thăm người thân và bạn bè hoặc tham gia những hoạt động thú vị.