Phong tục đón tết ở các nước Châu Âu
05:13Đức
Đêm giao thừa tại Đức, mỗi nhà thường bày lên trên bàn tiệc một chiếc đĩa có đựng 12 củ hành. Các củ hành được khoét những lỗ nhỏ và rắc muối vào. Mỗi củ hành được đặt tên cho mỗi tháng trong năm. Ở các vùng nông thôn Đông Đức cũ, người dân còn có tục lệ đổ chì nóng lên một cái thìa rồi ném xuống nước, sau đó vớt chì lên, căn cứ theo hình dáng màu chì người ta tiên đoán trong năm làm ăn phát đạt hay thất bại.
Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần
Người Đức có phong tục nhúng chì đã nấu chảy vào nước lạnh và dự đoán hình dáng của viên chì trong nước để dự đoán tương lai sẽ ra sao. Nếu hình dáng viên trì có hình trái tim thì sẽ có đám cưới, hình con tàu là chuyến đi du lịch… Khi đồng hồ điểm 0h đêm giao thừa cũng là lúc mà người dân ở Đức ôm và trao nhau những nụ hôn nồng thắm, chúc nhau năm mới an lành bằng câu nói "Gutes Nue Jahr" hoặc "Happy New Year". Sau đó, mỗi gia đình quây quần bên nhau trong những bữa tiệc thịnh soạn với đầy đủ món ăn và cùng nhau xem các chương trình truyền hình đặc biệt. Người Đức quan niệm nếu ăn cà rốt và bắp cải sẽ mang đến sự ổn định về tài chính.
Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới. Trẻ em tập hợp thành những nhóm nhạc với những chiếc kèn Harmonica và phong cầm đem đến một bầu không khí náo nhiệt trên khắp các đường phố. Người lớn thì cầm trong tay những lá cờ rực rỡ màu sắc theo sau ca hát đón chào năm mới. Ở nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là "thi leo cây". Các chàng trai thi nhau treo lên nhưng cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là "anh hùng năm mới".
Tây Ban Nha
Đối với người Tây Ban Nha, trong đêm giao thừa, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau, thông qua tiếng đàn hát và những trò chơi để chúc mừng lẫn nhau. Khi tiếng chuông đầu tiên báo hiệu nửa đêm, cũng là thời khắc chuyển qua năm mới, mọi người liền tranh nhau ăn nho. Vào đêm giao thừa, người Tây Ban Nha thường ăn 12 quả nho - mỗi tiếng chuông vang lên thì phải ăn một quả. Mỗi quả nho tượng trưng cho một điều may mắn của một tháng trong năm tới. ở Madrid, Barcelona và các thành phố khác của Tây Ban Nha, mọi người thường tụ tập ở những quảng trường chính để ăn nho. Nếu có thể ăn được 12 quả nho trùng với thời điểm 12 tiếng chuông đổ, bạn sẽ là người may mắn vì suốt 12 tháng trong năm tất cả mọi việc đều đạt như ý muốn.
Ba Lan
Tại Ba Lan cũng như ở các nước châu Âu khác, đêm 31/12 rạng sáng 1/1 là thời gian của những cuộc vui, trò chơi, vũ hội và những hội hóa trang. Đàn ông ăn mặc như đàn bà đeo mặt nạ trùm kín đầu, trẻ con vẽ thêm râu, thêm tai dài... để cho mọi người không thể nhận ra.
Bật mí phong tục đón năm mới tại các nước châu Âu
Trước lúc nửa đêm người ta thường đếm ngược thời gian. Những giây cuối cùng mọi người đều nâng ly sâm-banh, đồng thanh đếm: "mười, chín, tám..." Đúng 12h đêm, mọi người uống cạn ly rượu, ôm hôn, chúc nhau những điều tốt lành nhất trong năm mới.
Anh
Trước kia, Tết năm mới ở Anh vào ngày 1/3, từ năm 1752 chuyển sang ngày 1/1 như nhiều nước châu Âu, châu Mỹ. Trong đêm giao thừa, mọi người đánh bài đến tận 12h rồi mỗi người viết 3 điều ước tốt lành trên một mảnh giấy lụa riêng, đốt mảnh giấy ấy lấy tro hòa tan vào cốc sâm banh và uống cạn. Họ tin rằng, làm như thế thì ít nhất sẽ có một điều ước trở thành hiện thực.
Một ngày trước Tết Dương lịch, mọi nhà sẽ mua rượu đổ đầy các chai, hũ trong nhà, trong bếp thì chứa thật nhiều thịt bởi người Anh quan niệm rằng, nếu rượu thịt không dư dả, năm mới sẽ gặp khó khăn, nghèo khổ.
Ngày đầu năm mới người ta thường tổ chức các cuộc diễu hành dọc các con đường đi qua Whitehall và trung tâm mua sắm Pall, và cuối cùng dừng chân ở quảng trường Berkley. Mọi người sẽ cùng nhau tập hợp lại cùng hát vang các bài hát truyền thống đón chào năm mới. Sau đó chung vui bằng bữa tiệc linh đình, những chai rượu champagne cùng những điệu nhạc dân tộc và khiêu vũ, pháo hoa… Và để đón chào một năm mới, người Anh có những phong tục rất lạ và độc đáo như tục lệ “Bước chân đầu tiên (The First Footing)”; không chọn những người tóc vàng và tóc đỏ xông nhà; tống tiễn năm cũ qua cửa sau; mừng tuổi bằng…những cành tầm gửi và không quét dọn nhà cửa.
Nga
Trước đây, ngày Tết ở Nga diễn ra vào tháng 3 hàng năm. Từ năm 1700 đã chuyển sang ngày 1/1 đầu năm theo lệnh của Nga hoàng Pie I.
Người Nga đón năm mới trong màn trình diễn pháo hoa đẹp mắt
Vào ngày này, mọi nhà đều bày những cây thông năm mới tuyệt đẹp và làm món bánh nướng cổ truyền (Kulebeak). Suốt đêm giao thừa, người dân ăn uống, múa hát, chúc sức khỏe và tặng quà cho nhau.
Theo phong tục, một cây thông to sẽ được đặt ở quảng trường cung điện Kremli (Moscow). Đây là “cây thông năm mới số 1” của nước Nga và trở thành địa điểm vui chơi của thiếu nhi khắp cả nước.
Đến 12h đêm giao thừa, ông già Noel sẽ xuất hiện bên cạnh nàng công chúa tóc vàng, vai mang theo túi quà để phân phát cho trẻ em và cùng nhau nhảy múa dưới cành thông (đặc trưng nữa trong ngày Tết ở Nga là việc ông già Tuyết và bà chúa Tuyết tặng quà cho trẻ em).
Bên cạnh đó, người Nga cũng đón năm mới trong màn trình diễn pháo hoa và những buổi tiệc linh đình, gồm: thịt, đậu xanh, dưa chua, hành, sốt mayonnaise, cà rốt và khoai tây. Đầu năm mới, người dân Nga có phong tục tặng bánh mì và muối cho khách quý.
0 nhận xét